VŨ CAO ĐÀM – ĐIÊU KHẮC VÀ TRANH LỤA

Vũ Cao Đàm là hoạ sĩ tài năng về điêu khắc và tranh lụa. Vũ Cao Đàm sinh năm 1908 tại Hà Nội, có cha là một người rất yêu đất nước và văn hóa Pháp, đồng thời cũng thông thạo tiếng Pháp. Được nuôi dạy trong một gia đình tri thức, ông theo học trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, thành lập vào năm 1925 bởi họa sĩ người Pháp Victor Tardieu. Ông đồng hành cùng Victor Tardieu tại Triển lãm Quốc tế Paris vào năm 1931 và có cơ hội khám phá nghệ thuật Paris. Ảnh hưởng rất nhiều bởi sự duyên dáng và văn hóa của Kinh đô Ánh sáng, ông đã đi khắp nước Pháp, và lựa chọn sinh sống tại đây vào cuối những năm 1930.

Ban đầu, ông có niềm đam mê mãnh liệt với nghệ thuật điêu khắc, nhưng cuối cùng lại đến với tranh lụa và thể hiện tài năng tuyệt vời của mình trong lĩnh vực này. Trong cả hai lĩnh vực điêu khắc và tranh lụa, Vũ Cao Đàm chú trọng thể hiện đề tài con người, trong các chủ đề chân dung hay tình yêu. Kết hợp nhuần nhuyễn giữa nghệ thuật hội họa châu Á và châu Âu, những gương mặt thanh tú và dáng người mảnh dẻ đầy duyên dáng là dấu ấn riêng rất dễ nhận biết trong các tác phẩm của ông.

Là một nghệ sĩ đa tài, ở thời kỳ đầu, Vũ Cao Đàm đã gặt hái nhiều thành công trong lĩnh vực điêu khắc trước khi chuyển sang vẽ tranh lụa và sau đó lựa chọn sơn dầu là chất liệu sáng tác cuối cùng. Thay đổi chất liệu sáng tác theo những biến đổi trong từng giai đoạn của cuộc đời. Điêu khắc và tranh lụa gắn liền với thời kỳ Đông Dương và giai đoạn tiền chiến tại Paris, trong khi sơn dầu gắn với những năm tháng ông sống tại miền Nam nước Pháp. Các tác phẩm sơn dầu của họa sĩ xoay quanh những nhân vật thường thấy trong các sáng tác của ông.

Nổi tiếng với những bức họa vẽ các thiếu nữ ngọt ngào và thanh tú, Vũ Cao Đàm rất thành công trong việc đặc tả vẻ đẹp của người phụ nữ thông qua những hình tượng khác nhau. Tình mẫu tử được miêu tả trong tranh ngợi ca sự gắn kết giữa người mẹ và đứa con của mình. Bảng màu phấn của tác phẩm lan tỏa sự dịu dàng và tĩnh lặng. Khung cảnh được trang trí đơn giản giúp làm nổi bật hình ảnh nhân vật. Đôi mắt khép hờ và cái ôm che chở của người mẹ đủ để thể hiện vẻ đẹp của một khoảnh khắc đơn giản mà sâu lắng trong cuộc sống. Nếu như gia đình là giá trị chủ đạo trong đời sống văn hóa châu Á, thì tình mẫu tử lại là một « quốc tế ngữ » mà Vũ Cao Đàm đã thành công tôn vinh nhờ vào tài năng của mình.

Từ điển Le Petit Robert 1984 định nghĩa khái niệm điêu khắc như sau : « sự thể hiện, tái hiện một vật thể trong không gian, bằng một chất liệu được sử dụng để tạo hình khối cụ thể, với một mục đích thẩm mỹ; tập hợp những kỹ thuật được sử dụng để hoàn thành tác phẩm ». Ở Việt Nam, cho đến trước khi trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (EBAI) được thành lập vào năm 1925, các tác phẩm điêu khắc thường chỉ được sử dụng để phục vụ cho tang lễ hoặc cho mục đích tôn giáo. Với sự ra đời của các lớp học điêu khắc tại EBAI, giá trị nghệ thuật của các tác phẩm điêu khắc dần được công nhận. Vũ Cao Đàm, tốt nghiệp thủ khoa khóa II năm 1931, đã tham gia vào phong trào cách tân nghệ thuật này khi chọn theo học khoa điêu khắc của trường. Tài năng của ông nhanh chóng được công nhận và cho phép ông trưng bày các tác phẩm điêu khắc bằng đồng tại Triển lãm Quốc tế năm 1931 tại Vincennes. Tuy nhiên, các tác phẩm của ông rất khan hiếm. Dù cho Vũ Cao Đàm rất nổi tiếng với tài năng hội họa, nhưng tác phẩm chân dung cậu bé bằng đồng này lại gợi nhớ đến tình yêu đầu tiên của họa sĩ đối với nghệ thuật điêu khắc và khiến tài năng vô song của ông trở nên bất diệt với thời gian.

Khi đến Pháp, sự nghiệp điêu khắc của họa sĩ đã gặt hái nhiều thành công và các đơn đặt hàng không ngừng gia tăng. Nhà nước đặt hàng ông một tác phẩm tượng bán thân của Paul Reynaud, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đương thời. Tới đầu Thế chiến thứ hai, sự khan hiếm của chất liệu đồng khiến ông quay lại với hội họa. Cho tới cuối đời, ông quay trở lại niềm đam mê những ngày đầu tiên, tạo hình với chất liệu đất sét và điêu khắc các tác phẩm đất nung.

Nguồn: PEINTRES & ARTS DU VIETNAM

ĐỌC THÊM: HOẠ SĨ MAI TRUNG THỨ

___________________

Nếu bạn có nhu cầu gửi tặng người thân yêu những món quà ý nghĩa từ Pháp về Việt Nam, hoặc mua hàng tại Pháp gửi về Việt Nam, hãy liên hệ ngay với LYNX International – Gửi hàng Pháp về Việt Nam.

Dịch vụ gửi hàng Pháp về Việt Nam uy tín, tiện lợi, an toàn.

Hotline/Zalo/Viber: +33 659 88 37 93

Messenger: m.me/lynxchuyenhangphap

Email: contact@chuyenhangphap.fr

Website: www.chuyenhangphap.fr

Bài viết phổ biến

Danh mục

Thẻ

Mạng xã hội