Những kiến trúc Pháp ở Việt Nam
Gần một thế kỷ Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp các công trình mà Pháp xây dựng ở Việt Nam đã thổi một luồng không khí mới vào kiến trúc và sự giao thoa kiến trúc đó người ra gọi là kiến trúc thuộc địa.Các công trình kiến trúc mang dấu ấn của người Pháp để lại đã tạo ra những dấu ấn, nét chấm phá riêng cho Việt Nam…
1. Cầu Long Biên
Cầu long biên là cây cầu huyết mạch giao thông nối hai bờ sông Hồng được thực dân Pháp xây dựng từ năm 1898 và là hạng mục xây dựng cơ sở hạ tầng thay đổi diện mạo của thành phố thời bấy giờ, cây cầu được coi là biểu tượng đặc trưng của kiến trúc Pháp do người kiến trúc sư tài hoa Daydé & Pillié. Cây cầu được thiết kế 19 nhịp 20 trụ và dài 2500m.
Trước đó đất nước ta chủ yếu là làng mạc, thực dân Pháp tới xây dựng cơ sở hạ tầng cầu đường, nhà ga và thành phố được quy hoạch một cách bài bản. Sự xuất hiện cầu Long Biên trở thành nhân tố thúc đẩy xã hội phát triển do du cầu đi lại không gặp khó khăn như trước. Cầu Long Biên là cây cầu duy nhất mà mọi phương tiện tự oto, tàu hỏa, xe đạp, xe thô sơ lẫn người đi bộ đều dùng chung cây cầu này.
Nói cầu Long Biên là nhân chứng lịch sử bởi nó chứng kiến những năm tháng hào hùng của cách mạnh sự vặn mình thay đổi phát triển của Hà Nội trải qua bao nhiêu năm tháng.
Từ những năm giải phóng thủ đô, chống chiến tranh phá hoại của mỹ cho đến những ngày hòa bình và phát triển. Cầu Long Biên vẫn đứng đó sừng sững và uy nghi mang trên mình bao thương tích cho chiến tranh cây cầu già đã xuống cấp tuy nhiên đến nay vẫn có thể sử dụng và cũng là một minh chứng cho sự trường tồn theo thời gian của kiến trúc Pháp.
2. Trường Chu Văn An
Lĩnh vực giáo dục và văn hóa là một trong những lĩnh vực mà người Pháp rất chú trọng trong thời gian ở Việt Nam, trường học Chu Văn An là ngôi trường đầu tiên được Pháp xây dựng từ năm 1908 nhằm đào tạo nhân viên cho bộ máy cai trị Bắc Kỳ đây cũng là ngôi trường tự hào đã đào tạo bao nhiêu thế hệ nhân tài cho đất nước.
Trường Chu Văn An là ngôi trường được xây dựng với những đặc trưng của kiến trúc Pháp tường vàng tươi, những cửa sổ lớn màu xanh, kiến trúc độc đáo, họa tiết cầu kỳ đã trở thành niềm tự hào của bao thế hệ học sinh về một ngôi trường cổ đẹp và dày truyền thống hiếu học.
Đường nét hình khối của thư viện trường dường như vẫn còn nguyên vẹn, đúng chất phong cach kien truc Phap đồ sộ trường tồn từ năm 1898 đến nay công trình vẫn sừng sững uy nghiêm, tọa hình bát giác độc đáo đây là địa điểm lý tưởng để chụp ảnh của đông đảo học sinh.
Ngôi Trường hơn 110 tuổi với tổng diện tích là 42000m2 13 tòa nhà bao gồm đầy đủ phòng học, nhà truyền thống, căng-tin, thư viện và bóng cây rợp mát sân trường.
3. Nhà hát lớn Hà Nội
Nhà hát lớn Hà Nội tọa lạc trên quảng trường cách mạng tháng Tám, ngay đầu phố Tràng Tiền được người Pháp xây dựng từ những năm 1901. Nhà hát lớn Hà Nội chính là hiện thân hoàn hảo nhất của phong cách Pháp.
Mặt chính nhà hát nổi bật với hàng cột thiết kế chuẩn theo thức Ionic La Mã, hệ thống mái hình chóp cong lợp ngói đá, những đường cong uốn lượn của các ban công kết hợp với hình thức cuốn vòm phía trên lối vào tạo nên nét đẹp cổ điển cuốn hút đặc trưng của thời kỳ Phục Hưng. Đặc biệt là các hình thức trang trí cầu kỳ, từng đường nét uốn lượn là kết quả của sự kết hợp giữa các kiến trúc sư và nhà điêu khắc để tạo nên một công trình quá hoàn hảo và trở thành biểu tượng đặc trưng cho kiến trúc Pháp ở Việt Nam.
Từ lâu kiến trúc Pháp đã nổi danh với cách bố trí nội thất sang trọng tinh tế, công trình đầu tiên mà kiến trúc Pháp thể hiện sự sự đỉnh cao sang trọng tinh tế trong thiết kế nội thất chính là nhà hát lớn.
Khu vực đại sảnh được thiết kế với một cầu thang bằng đá vân thạch kết hợp với những họa tiết trang trí cổ điển đem lại một cảm giác thật sang trọng cổ kính, tường và trần được trang trí bằng phù điêu đắp nổi kết hợp với những chùm đèn pha lê rực rỡ. Có thể có không gian nội thất ở đây là sự hoàn hảo của màu sắc, ánh sáng và bố cục.
Nhà Hát lớn Hà Nội còn được coi là một địa điểm mang ý nghĩa lịch sử, một công trình kiến trúc tiêu biểu và quý báu của thủ đô Hà Nội.
4. Nhà thờ lớn Hà Nội
Nhà thờ lớn Hà Nội là nhà thờ cổ nhất và là nơi diễn ra hoạt công công giáo, nếu như thành phố Hồ Chí Minh nổi tiếng với nhà thờ Đức Bà thì Hà Nội nổi tiếng với Nhà thờ Lớn một công trình cổ do người Pháp xây dựng mang vẻ đẹp độc đáo.
Nhà thờ Lớn được thiết kế theo phong cách kiến trúc Gothic( lối kiến trúc hình thành từ lâu đời từ những năm 1200 sau công nguyên) rất thịnh hành trong thế kỷ 12 .
Nhà thờ Lớn Hà Nội được thực hiện theo nguyên mẫu của Nhà thờ Đức Bà với những mái vòm uốn cong, rộng, hướng lên bầu trời và được thiết kế giao thoa vừa mang vẻ đẹp phương tây và phương đông; nhà thờ có chiều dài 64,5m, chiều rộng 20,5m và hai tháp chuông cao 31,5m với những trụ đá to nặng bốn góc.
Nhà thờ lớn hiện lên với vẻ sừng sững nguy nga nhưng lại rất cuốn hút bình yên thơ mộng. Những đặc trưng kiến trúc Pháp được lưu giữ như mái vòm cong rộng, nhiều cửa sổ cửa hình vòm, hình khối tính toán tỉ mỉ tạo nên nét đẹp riêng độc đáo.
Nhà thờ lớn Hà Nội là một trong những công trình kiến trúc Pháp cổ và lâu đời tại Việt Nam, là minh chứng cho sự trường tồn của lối kiến trúc này khi chứng kiến sự chuyển mình thay đổi của thủ đô qua hàng thế kỷ. và dù nhiều nhà thờ mới có được xây dựng nên thì Nhà thờ Lớn Hà Nội công trình đặc biệt trong lòng người dân thủ đô.
5. Ga Hà Nội
Ga Hà Nội chính là kiến trúc Pháp thuộc được xây dựng năm 1902, ga Hà Nội với xe lửa hiện đại với những con tàu chạy trên đường sắt lần đầu tiên đã hiện diện ở Hà Nội đánh dấu một mốc lịch sử về sự phát triển của thủ đô.
Ga Hà Nội còn có tên gọi cũ là Ga Hàng Cỏ là một trong đầu mối giao thông vận tải quan trọng nhất của Thủ đô, được quy hoạch xây dựng với diện tích 216.000 m2, bao gồm nhà cửa, diện tích sân ga, đường sắt.
Ga Hà Nội được thiết kế chia phân khu chức năng rõ ràng tầng một đại sảnh dành cho việc bán vé, đón khách ra vào, đi thông vào sân ga phía trong; tầng hai là nơi làm việc của các nhân viên và bộ phận kỹ thuật nghiệp vụ; Tầng ba là bộ phận làm việc hành chính. Kiến trúc nhà cửa được thiết kế mang vẻ đẹp kiến trúc pháp đặc trưng: cửa vòm cong, mái mansard, hình khối vuông vức, bố cục đăng đối mạch lạc và cho tới bây giờ các kiến trúc sư hiện đại vẫn luôn học hỏi và thể hiện ở các công trình nhà ở kiểu Pháp.
6. Phố cổ Hà Nội
Kể từ khi du nhập vào Việt Nam, sự thay đổi về cơ sở hạ tầng, giáo dục, tôn giáo người Pháp đều có sự xây dựng và cải tạo và kiến trúc nhà ở từ khi người Pháp tới Việt Nam cũng đã thổi một luồng không khí mới vào lối kiến trúc nhà ở Việt Nam. Chúng ta phải học hỏi người Pháp nhiều từ phong cách kiến trúc cho đến lựa chọn vật liệu, quy trình xây dựng.
Từ giai đoạn từ năm 1947- 1954 nhà kiểu Pháp cổ được xây dựng trên quy mô lớn, ở thời kỳ này kiến trúc nhà Pháp được định hình một cách hoàn chỉnh nhất và phát triển mạnh mẽ nhất, các phố cổ xuất hiện.
7. Nhà thờ Đức Bà
Nhà thờ Đức Bà một trong những công trình kiến trúc độc đáo của thành phố, tọa lạc ngay tại trung tâm thành phố ở địa chỉ số 1, Công Xã Paris, Phường Bến Nghé, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Nơi đây là điểm đến thu hút đông đảo của du khách trong và ngoài nước, nét đặc trưng của du lịch Việt Nam.
Nhà thờ được xây dựng lần đầu vào ngày 28 tháng 3 năm 1863 được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ và hoàn thành vào năm 1865, ban đầu có tên gọi là Nhà thờ Sài Gòn. Công trình được xây bằng gỗ nên sau một thời gian trở nên bị xuống cấp và hư hại, nhà thời đã được các kiến trúc sư người Pháp đề ra nhiều phương án và chốt vào năm 1877 và quyết định xây dựng lại công trình kiến trúc sư J. Bourard đã đứng ra trực tiếp giám sát xây dựng mọi vật liệu xây dựng như xi măng, sắt, thép,… đều được đưa từ Pháp sang, sau 3 năm công trình hoàn thành.
Công trình mang đậm phong cách kiến trúc Roman pha trộn nghệ thuật Gothic trải qua 130 năm biến động của lịch sử, nhà thờ Đức Bà vẫn sừng sững thể hiện nét đẹp bền bỉ trường tồn theo thời gian. Đây là một công trình điển hình là minh chứng cho sự bền vững của kiến trúc Pháp, mà ngày nay nhiều gia chủ say mê và mong muốn sở hữu một biệt thự phong cách Pháp cũng một phần ảnh hưởng từ nền kiến trúc cổ điển đồ sộ bề thế- bền vững.
Công trình nằm tại vị trí đặc địa giữa quảng trường, không hề có hàng rào ngăn cách nhà thờ Đức Bà thực sự là một điểm nhấn trong không gian đô thị trở thành điểm đến không thể thiếu của du khách gần xa.
8. Bưu điện Sài Gòn
Bưu điện Sài Gòn là một trong những công trình kiến trúc cổ tiêu biểu tại thành phố Hồ Chí Minh, bưu điện nằm tại địa chỉ số 2, công trường công xã Pari quận 1, công trình được người Pháp xây dựng vào những năm 1886–1891 với phong cách đậm chất cổ điển Pháp. Những nguyên tắc khắt khe trong thiết kế kiến trúc Pháp được thể hiện một cách hoàn hảo qua bố cục, hình khối, chi tiết. Sự cân đối trong bố cục tạo nên vẻ đẹp bề thế và bền vững.
Những đặc trưng của kiến trúc Pháp như cửa sổ uốn cong, chi tiết cầu kỳ hoa văn, trụ cột lớn được thiết kế dựa trên những tiêu chí chuẩn mực của thức cột Doric có từ thời La Mã cổ đại. Điểm nhấn độc đáo của công trình chính Bưu điện trung tâm Sài Gòn là chiếc đồng hồ lớn phía trên cửa chính của công trình. Hệ thống cột, trụ lớn vững chắc tại mặt tiền đều có kết cấu hình khối vuông vắn, trên đầu trụ có gắn những mảng phù điêu với hoa văn đắp nổi rất công phu.
9. khách sạn Continental
Ngày nay những khách sạn cổ điển Pháp liên tục mọc lên và trở thành xu hướng hót, một khách sạn nổi bật mà được nhiều người biết đến trong nhiều năm đó chính là khách sạn cổ Continental được khởi xây vào năm 1878 và hoàn thành 2 năm sau đó do người Pháp thực hiện. Khách sạn cổ điển phong cách Pháp Continental được xem là một trong những minh chứng về sự bền vững và sang trọng tạo nên không gian đẳng cấp cho khách nghỉ dưỡng.
Khách sạn được thiết kế với tông màu kem trắng đặc trưng thể hiện sự thanh thoát tinh tế, tôn lên các chi tiết hoa văn cầu kỳ. Thiết kế tạo hình độc đáo sử dụng đường vòm cong mềm mại cho mái hiên đua rộng ra ngoài mang đến sự khác lạ và độc đáo. Khách sạn từng đón nhiều nhân vật nổi tiếng, đồng thời cũng là nơi lui tới thường xuyên của nhiều ký giả, nhà báo, chánh khách ngoại quốc hoạt động ở Sài Gòn trong thời chiến. Trải qua bao năm tháng nhưng như công trình vẫn giữ được nét đẹp bền vững và sang trọng.
Nguồn: Aci Home