MAI TRUNG THỨ – SỰ NỮ TÍNH CỦA THẾ GIỚI TRONG TRANH
Sinh năm 1906 gần Hải Phòng, Mai Trung Thứ học trường trung học Pháp ở Hà Nội. Giống như Lê Phổ, Vũ Cao Đàm hay Lê Văn Đệ, ông thuộc về khóa đầu tiên của trường Mỹ thuật Đông Dương, do họa sĩ Victor Tardieu sáng lập và làm giam đốc. Được mời tham gia Triển lãm thuộc địa năm 1931, Mai Thứ khám phá nước Pháp. Bị mê hoặc, ông định cư vào năm 1937 và ở cho đến cuối cuộc đời của ông. Mặc dù được in dấu mạnh mẽ bởi sự dạy dỗ về mỹ thuật mà ông nhận được từ Tardieu và Joseph Inguimberty, ông là một trong số những người họa sĩ bạn trong khóa giữ bản sắc Việt Nam sâu sắc nhất. Mai Thứ dành hết tâm huyết cho bột màu hoặc mực in trên lụa, kỹ thuật đặc trưng của châu Á, cho phép ông phát triển một nghệ thuật giàu sự gợi nhớ về mỹ thuật truyền thống Trung Quốc và Việt Nam. Là một họa sĩ độc lập, ông vẫn hướng và quan tâm đến tương lai của đất nước.
Trong thời kỳ Phục Hưng, thời hoàng kim của Hà Lan và thời kỳ Belle Epoque, các họa sĩ đã tìm thấy nguồn cảm hứng trong những cảnh riêng tư của phụ nữ. Trong buồng, trong phòng khách, trong vườn, hoặc thậm chí trong nhà bếp, một bí ẩn nào đó tràn ngập những tác phẩm này. Chủ đề này được gợi lên một cách hoàn hảo bởi Bức chân dung giả định của Gabrielle d ́Estrées và người em gái Nữ công tước de Villars, một bức tranh được thực hiện vào năm 1594 bởi Trường phái Fontainebleau, đã ghi dấu ấn với hậu thế. Được lưu giữ trong Bảo tàng Louvre, kiệt tác thời Phục Hưng này thể hiện người mà Henri IV yêu thích, chắc chắn đã được nhiều họa sĩ ngưỡng mộ và khơi dậy nhiều cảm hứng khác nhau. Vì vậy, trong hàng ngũ những họa sĩ lớn nhất, Mai Trung Thứ là một trong những họa sĩ đã dựng nên một bầu không khí tràn ngập sự nữ tính như được minh họa bởi bức Hộp trang sức. Khác xa với sự gợi cảm được thể hiện trong thời kỳ Phục Hưng của Pháp, tác phẩm ở đây thể hiện sự tiết chế và khiêm tốn của họa sĩ Việt Nam. Nếu như cảnh thân mật này cho thấy sự tin tưởng giữa hai người phụ nữ và mang dáng dấp văn hóa phương Tây, thì họa sĩ cũng thành công trong việc cài cắm vào đó rất nhiều chi tiết làm liên tưởng đến văn hóa Trung-Việt của ông.
Nếu sự trau chuốt của tác phẩm này gắn liền với sự quyến rũ của các nhân vật chính, thì nó cũng được thể hiện bởi một kỹ thuật riêng của họa sĩ. Làm chủ tranh lụa đến mức hoàn hảo, Mai Trung Thứ chuyển thể nó theo các quy tắc của hội họa phương Tây. Việc xây dựng bố cục nói riêng được nghiên cứu kỹ lưỡng. Khung hình trực diện cho phép người xem dễ dàng nhập vào cảnh này trong khi vẫn giữ một khoảng cách nhất định được thể hiện bởi chiếc bàn để ngăn cách. Một đường ngoằn ngoèo được vẽ giữa các bàn tay khác nhau và đó là thách thức với đôi mắt người xem. Bằng cách sử dụng một bảng màu phấn và bột, họa sĩ làm nổi bật sự nữ tính của thế giới trong tranh.
Thông qua sự pha trộn giữa những kỹ thuật và văn hóa, Mai Trung Thứ mang đến một tác phẩm tinh tế và nhẹ nhàng với sự nữ tính. Đó là một lời ca ngợi đối với phụ nữ, dù đến từ phương Tây hay Viễn Đông.
Hộp sơn mài với lối trang trí đặc trưng của châu Á gồm những món đồ trang sức tinh xảo: vòng tay bằng ngọc và dây chuyền ngọc trai đã hoàn thiện một khung hình đậm chất Viễn Đông của tác phẩm này. Trong trang phục truyền thống và khăn che trong suốt, hai thiếu nữ mặc áo dài đại diện cho tính nữ lý tưởng đã được họa sĩ mô tả chân dung rất tuyệt vời. Tóc đen như gỗ mun, nước da trắng, cổ thon và dáng người mảnh mai, những người mẫu này quả thật rất thanh tú.
Nguồn: PEINTRES & ARTS DU VIETNAM
ĐỌC THÊM: LÊ THỊ LỰU – NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT ĐẦU TIÊN THEO ĐUỔI SỰ NGHIỆP HỘI HOẠ CHUYÊN NGHIỆP
___________________
Nếu bạn có nhu cầu gửi tặng người thân yêu những món quà ý nghĩa từ Pháp về Việt Nam, hoặc mua hàng tại Pháp gửi về Việt Nam, hãy liên hệ ngay với LYNX International – Gửi hàng Pháp về Việt Nam.
Dịch vụ gửi hàng Pháp về Việt Nam uy tín, tiện lợi, an toàn.
Hotline/Zalo/Viber: +33 659 88 37 93
Messenger: m.me/lynxchuyenhangphap
Email: contact@chuyenhangphap.fr
Website: www.chuyenhangphap.fr